T
Tịch Địa
Guest
Chẳng mấy khi rảnh rỗi, nhân đây cũng xin nói vài lời về "dịch", có một câu mà mình vẫn luôn lấy làm điều để tự răng bản thân rằng "dịch chính là diệt", các luận điểm về "dịch" và "edit" đều đã được nhắc đến nhiều trong topic này, nên mình mạn phép xin dừng nói để tránh rách việc.
Điều mình muốn nhắc đến là "dịch" thế nào là đủ? Cũng như có bạn đã nói, có người quá chú trọng vào tiếng Việt mà dịch quá sát, dịch vô tội vạ dẫn đến bản dịch khô khan, mất chất, cái này mình công nhận có, 1 dạo đọc sách xuất bản dịch nhân yêu thành thằng chuyển giới thì mình chỉ muốn phủi mồm mà chửi tục thôi.
Nhưng lại có 1 điều ở đây, có người từng nhận xét rằng "dịch" sang tiếng Việt tức là cho người Việt đọc, chứ không phải chỉ chú trọng vào 1 nhóm riêng nào, nên phải "thuần Việt" hết sức có thể, cái này mình công nhận thật, thế thì lại quay về với câu hỏi ở phía trên, phải "thuần Việt" bao nhiêu là đủ?
Không thể nào bắt ép dịch hết các cụm từ như bình cảnh, tu vi, cảnh giới, đột phá, kiếm khí, khí tức... ect... ra chuẩn tiếng Việt được, chưa nói đến việc tiếng Việt chuẩn và thuần đến đâu, chỉ riêng việc tìm từ khác thế vào thì nó lại mất hết cả chất, độc giả chả chửi cho thối đầu ấy chứ.
Nhưng có 1 số trường hợp thế này, mình ví dụ nhé: "Hắn vui vẻ nắm tay nàng rời khỏi đại sảnh."
Bàn về cơ bản thì chắc ai đọc vào cũng thấy xuôi nhờ? Nhưng nếu xét đúng ngữ pháp động từ + tính từ thì phải sửa thành: "Hắn nắm tay nàng, vui vẻ rời khỏi đại sảnh."
Cơ bản thì chỉ đổi chỗ vài từ thôi, nhưng cấu trúc ngữ pháp sẽ khác một chút, vậy theo bạn cái thay đổi này có cần thiết hay không?
Mình xin phát biểu cái nhìn của mình trước, cá nhân mình thấy việc đổi cho đúng ngữ pháp là điều cần thiết, hẳn nhiều người thấy đây là hành động rõ vẽ chuyện, tự chuốc mệt vào người, nhưng với mình, nó không chỉ đơn thuần là động từ đứng trước tính từ, nó còn là thái độ nghiêm túc với từng câu văn con chữ, vì đối với mình, dịch là dùng văn phong của chính cá nhân bạn để thể hiện con người bạn, và bất kỳ sự qua loa nào cũng là vô trách nhiệm với cả bản thân lẫn không tôn trọng tác giả lẫn độc giả.
Có một điều mình thường nghe được từ phản hồi của độc giả rằng "dịch cái xx ra làm gì, đọc thuần Việt quá mất chất cv hết", thật ra những lúc ấy mình thấy buồn hơn là bực, mình chẳng hiểu cái "chất cv" mà nhiều bạn vẫn hay nói là gì, cũng như không hiểu họ dựa vào gì mà nhận xét một bản cv ngữ pháp lai căng là chất, nếu muốn chất, mình kiến nghị các bạn nên đọc bản Hán Việt để thẩm độ hay của văn gốc tác giả
Chứ đọc cv lắm vào ngày sau lậm nặng, văn vẻ chả đâu ra đâu thì chỉ tổ phí công ăn học, 12 năm đi học môn tiếng Việt, ngữ văn chẳng phải bằng thừa à?
Vậy quay lại vấn đề trước nữa, với cá nhân mình thì cứ dịch sát nút, cái nào dịch dc thì dịch, chỉ giữ nguyên các từ ngữ đặc trưng của thể loại tân hiệp. Còn mọi người cho rằng "dịch" thế nào là đủ? "Thuần Việt" bao nhiêu là đủ?
Điều mình muốn nhắc đến là "dịch" thế nào là đủ? Cũng như có bạn đã nói, có người quá chú trọng vào tiếng Việt mà dịch quá sát, dịch vô tội vạ dẫn đến bản dịch khô khan, mất chất, cái này mình công nhận có, 1 dạo đọc sách xuất bản dịch nhân yêu thành thằng chuyển giới thì mình chỉ muốn phủi mồm mà chửi tục thôi.
Nhưng lại có 1 điều ở đây, có người từng nhận xét rằng "dịch" sang tiếng Việt tức là cho người Việt đọc, chứ không phải chỉ chú trọng vào 1 nhóm riêng nào, nên phải "thuần Việt" hết sức có thể, cái này mình công nhận thật, thế thì lại quay về với câu hỏi ở phía trên, phải "thuần Việt" bao nhiêu là đủ?
Không thể nào bắt ép dịch hết các cụm từ như bình cảnh, tu vi, cảnh giới, đột phá, kiếm khí, khí tức... ect... ra chuẩn tiếng Việt được, chưa nói đến việc tiếng Việt chuẩn và thuần đến đâu, chỉ riêng việc tìm từ khác thế vào thì nó lại mất hết cả chất, độc giả chả chửi cho thối đầu ấy chứ.
Nhưng có 1 số trường hợp thế này, mình ví dụ nhé: "Hắn vui vẻ nắm tay nàng rời khỏi đại sảnh."
Bàn về cơ bản thì chắc ai đọc vào cũng thấy xuôi nhờ? Nhưng nếu xét đúng ngữ pháp động từ + tính từ thì phải sửa thành: "Hắn nắm tay nàng, vui vẻ rời khỏi đại sảnh."
Cơ bản thì chỉ đổi chỗ vài từ thôi, nhưng cấu trúc ngữ pháp sẽ khác một chút, vậy theo bạn cái thay đổi này có cần thiết hay không?
Mình xin phát biểu cái nhìn của mình trước, cá nhân mình thấy việc đổi cho đúng ngữ pháp là điều cần thiết, hẳn nhiều người thấy đây là hành động rõ vẽ chuyện, tự chuốc mệt vào người, nhưng với mình, nó không chỉ đơn thuần là động từ đứng trước tính từ, nó còn là thái độ nghiêm túc với từng câu văn con chữ, vì đối với mình, dịch là dùng văn phong của chính cá nhân bạn để thể hiện con người bạn, và bất kỳ sự qua loa nào cũng là vô trách nhiệm với cả bản thân lẫn không tôn trọng tác giả lẫn độc giả.
Có một điều mình thường nghe được từ phản hồi của độc giả rằng "dịch cái xx ra làm gì, đọc thuần Việt quá mất chất cv hết", thật ra những lúc ấy mình thấy buồn hơn là bực, mình chẳng hiểu cái "chất cv" mà nhiều bạn vẫn hay nói là gì, cũng như không hiểu họ dựa vào gì mà nhận xét một bản cv ngữ pháp lai căng là chất, nếu muốn chất, mình kiến nghị các bạn nên đọc bản Hán Việt để thẩm độ hay của văn gốc tác giả
Vậy quay lại vấn đề trước nữa, với cá nhân mình thì cứ dịch sát nút, cái nào dịch dc thì dịch, chỉ giữ nguyên các từ ngữ đặc trưng của thể loại tân hiệp. Còn mọi người cho rằng "dịch" thế nào là đủ? "Thuần Việt" bao nhiêu là đủ?
Last edited by a moderator: